Khám vô sinh nữ cần khám những gì
Khảo sát gần đây cho thấy, tỷ lệ nữ giới mắc vô sinh không ngừng tăng lên trong những năm trở lại đây, điều này không chỉ khiến họ luôn sống trong trạng thái lo âu, muộn phiền mà còn khiến cuộc hôn nhân của họ rơi vào vực thẳm. Chính vì vậy việc thăm khám vô sinh là điều rất cần thiết nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy khám vô sinh nữ cần khám những gì?
Khi nào nên đi khám vô sinh nữ
Nữ giới khi gặp phải những dấu hiệu như sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay lập tức:
+ Quan hệ tình dục đều đặn, không sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào trong vòng 1 năm và tinh trùng của người chồng hoàn toàn khỏe mạnh mà vẫn không thể mang thai.
+ Không có kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, quá ngắn hoặc quá dài, ra máu kinh có màu đen và vón cục.
+ Khí hư ra nhiều, có màu sắc khác lạ (màu vàng, trắng xanh) kèm mùi hôi rất khó chịu.
+ Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau ở cơ quan sinh dục, đau vùng chậu, đau vùng bụng dưới.
+ Ngực kém phát triển hơn so với người cùng lứa tuổi.
+ Cân nặng tăng đột ngột, mọc nhiều mụn, da tái nhợt, cơ thể mệt mỏi thường xuyên,…
Khám vô sinh nữ cần khám những gì?
Khám vô sinh nữ chính là khám sức khỏe sinh sản tổng thể của nữ giới nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và tìm ra nguyên nhân khiến nữ giới vô sinh để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Trên thực tế, khi khám vô sinh nữ, người bệnh sẽ trải qua quy trình sau:
Bước 1: Hỏi bệnh:
Trước khi vào thăm khám cụ thể, bác sỹ sẽ tiến hành hỏi nữ giới các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, đặc điểm khí hư, hoạt động tình dục, tiền sử bệnh phụ khoa và các bất thường về sinh lý mà chị em nhận thấy được.
Bước 2: Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, cổ tử cung và phết dịch cổ tử cung bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng. Ngoài ra, bác sỹ cũng kiểm tra buồng trứng bằng cách đưa ngón trỏ và ngón giữa vào trong âm đạo.
Bước 3: Siêu âm và xét nghiệm
+ Xét nghiệm máu, huyết trắng và nội tiết: Các kiểm tra cận lâm sàng cho phép bác sĩ đánh giá chi tiết các yếu tố chi phối chu kỳ nang noãn phát triển, sản sinh trứng và rụng trứng.
+ Siêu âm phụ khoa: Tiến hành biện pháp siêu âm đầu do hoặc qua ngả bụng để quan sát tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và phát hiện bệnh lý ở các cơ quan này.
+ Chụp tử cung vòi trứng: Chụp X quang có dùng chất cản quang đặc biệt tại vị trí lòng tử cung và vòi trứng để nhận biết hình dạng cũng như tầm soát các bệnh phụ khoa liên quan.
+ Đánh giá dự trữ buồng trứng: Siêu âm đếm nang noãn thứ cấp vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và một số kiểm tra để đánh giá khả năng cung cấp noãn của buồng trứng.
+ Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp mà bác sỹ sẽ có chỉ định thăm khám, kiểm tra và một số xét nghiệm khác (xét nghiệm HPV, xét nghiệm HSV,…) nhằm sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bước 4: Đưa ra kết quả và lựa chọn phác đồ điều tri
Dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm các bác sỹ sẽ sẽ đưa ra những đánh giá chi tiết về tình trạng bệnh từ đó áp dụng những phương pháp điều trị bệnh vô sinh nữ phù hợp.
Lưu ý bác sỹ: Bên cạnh đó, chị em cũng lưu ý, nên đi khám vô sinh sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày và không nên quan hệ tình dục trong vòng 48 giờ, tránh sử dụng thuốc đặt âm đạo trước 2 ngày,…
Bài liên quan