Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Khi nói đến các nguyên nhân gây ra bệnh lậu ở nữ giới, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đây là một căn bệnh xã hội chỉ lây lan thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều lý do khác nhau có thể khiến cả nam và nữ dễ dàng bị mắc bệnh. Vậy, bệnh lậu xuất phát từ đâu, nó lây qua những đường nào vào cơ thể phụ nữ?
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu hay còn gọi là lậu mủ do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là một loại vi khuẩn chỉ có thể sống sót trong môi trường bên ngoài khoảng một vài phút, nhưng chúng sống rất mãnh liệt ở môi trường ẩm ướt, ví dụ như bộ phận sinh dục hay trong máu ở cơ thể chúng ta. Song cầu khuẩn lây nhiễm chủ yếu qua những con đường sau:
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường dễ dàng nhất cho vi khuẩn lậu lây lan từ người này sang người khác. Nữ giới khi có quan hệ tình dục không lành mạnh với người bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhau. Thông qua con đường lây nhiễm này, lậu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và trú ngụ tại các vị trí như cơ quan sinh dục, khoang miệng hay hậu môn, thậm chí là ở mắt.
2. Tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh
Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm bệnh lậu thông qua tiếp xúc gián tiếp hạn chế hơn quan hệ tình dục nhưng đây cũng là nguyên nhân lây bệnh, do đó mà bạn không nên chủ quan. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có chứa dịch mủ của người bệnh sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn tắm, bồn cầu có thể là những môi trường chứa vi khuẩn và khả năng xâm nhập vào cơ thể người từ đây cũng rất cao.
3. Lây nhiễm từ mẹ sang con
Phụ nữ bị lậu mang thai hoặc trong quá trình mang thai bị nhiễm bệnh có thể lây truyền sang thai nhi. Khi thai nhi bị nhiễm lậu cầu, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: viêm kết mạc mắt dẫn đến mù lòa, viêm nhiễm bộ phận sinh dục,… Ở mức độ nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Người mẹ không được chữa trị kịp thời cũng dẫn tới bệnh nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới còn do việc xúc trực tiếp với vết thương hở của người bị bệnh.
Trong khoảng thời gian từ 3-7 ngày sau khi nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng ở cơ quan sinh dục, như: khí hư ra nhiều, có thể kèm theo mủ với mùi tanh hôi khó chịu, đau âm ỉ vùng bụng dưới, âm đạo sưng tấy,… Nếu bệnh không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam và nữ giới, thậm chí gây ra biến chứng tại nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Điều trị bệnh lậu ở nữ giới có khó không?
Đối với nữ giới, việc chữa bệnh lậu sẽ khó khăn hơn do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp hơn nam giới. Thế nhưng, các chuyên gia khẳng định, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm. Các phương pháp được áp dụng trong chữa trị bệnh lậu là:
- Sử dụng thuốc: Chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, gồm thuốc uống hoặc thuốc tiêm và có thể kết hợp với một số thuốc giảm đau. Người bệnh cần lưu ý không tự mua thuốc về sử dụng mà phải được các bác sĩ trực tiếp thăm khám và kê đơn.
- Phương pháp DHA: Là phương pháp có thể tiêu diệt mầm bệnh ở tận sau bên trong. Sử dụng công nghệ từ trường với tần số cao mà không tiếp xúc với cơ thể, sản sinh nhiệt lượng giúp mạch máu lưu thông, giảm cơn đau, sưng tấy bộ phận sinh dục.
Bài liên quan